Sụn nâng mũi nào phù hợp với gương mặt, các ưu nhược điểm của từng loại sụn phổ biến trên thị trường, có phải sụn mũi quyết định tới chất lượng và hình dáng mũi sau này?
Bác sĩ Trịnh Văn Minh, chuyên khoa tạo hình thẩm mỹ cho biết, tùy thuộc vào cấu trúc gương mặt, nền tảng mũi gốc, khuyết điểm mũi và mong muốn của khách hàng để lựa chọn loại sụn phù hợp.
Nâng mũi bằng sụn tự thân
Trong nâng mũi cần vật liệu sụn tự thân để gia cố khung sườn. Sụn tự thân có thể lấy từ sụn tai, sụn vách ngăn mũi hoặc sụn sườn. Các bác sĩ sẽ thực hiện lấy sụn theo đúng quy trình chuẩn y khoa, sau đó sụn được ngâm trong dung dịch kháng sinh.
Trong quá trình phẫu thuật, trước khi đưa sụn vào khoang mũi, bác sĩ Văn Minh cho biết, sẽ cần tạo hình, tinh chỉnh lại sụn để phù hợp nhất với vị trí được ghép. Tiếp đến bác sĩ sẽ ghép và khâu sụn tạo cấu trúc khung sườn mũi vững chắc và làm đầu mũi có độ thon tròn, cao bay tự nhiên hơn.
Hầu hết các trường hợp nâng mũi đều dùng sụn tai. Loại sụn này mềm nên phù hợp để làm ốp, tạo độ vững cho trụ mũi và làm đầu mũi mềm mại, đủ dày khỏe.
Đối với sụn vách ngăn, trước đây thường được dùng một phần để ghép vách ngăn nâng cao đầu mũi và tạo độ dài tự nhiên cho mũi. Thế nhưng, sụn vách ngăn của đại đa số người Châu Á khá mỏng và yếu. Cho nên nếu sử dụng sụn vách ngăn để nâng mũi sau một thời gian sẽ bị teo đi làm thấp đầu mũi, lệch vẹo đầu mũi.
“Hiện nay, rất ít bác sĩ thẩm mỹ sử dụng loại sụn này để nâng mũi. Cá biệt một số trường hợp vẹo vách ngăn thì bác sĩ sẽ lấy để cải thiện đường thở cho khách hàng”, bác sĩ Văn Minh cho biết.
Sụn sườn thường được sử dụng cho những trường hợp mũi đã phẫu thuật nhiều lần và không còn sụn tai. Lúc này, bác sĩ sẽ phải dùng đến sụn sườn. Ưu điểm của loại sụn này là số lượng nhiều, sụn cứng. Nhờ đó chúng giúp trụ mũi khoẻ. Ngoài ra với những phần như tạo hình sóng mũi dùng sụn sườn thì kỹ thuật đẽo gọt, tinh chỉnh gặp khó khăn hơn vì khối sụn cứng. Điều này sẽ làm sóng mũi kém mềm mại và không được tự nhiên như một số loại sụn khác.
Riêng với loại sụn sườn, khách hàng cần được gây mê hoặc tiền mê. Bác sĩ Văn Minh nhận định: “Kỹ thuật lấy sụn sườn khá khó vì dưới sụn sườn là màng phổi. Khi thực hiện các thao tác lấy sụn bắt buộc bác sĩ phải làm khéo léo để vết thương vừa, đẹp, đủ lấy và không làm thủng màng phổi hay tổn thương chảy máu ở khoang giang sườn. Nếu thủng màng phổi phải phát hiện kịp thời và khâu bít sớm nếu không sẽ dẫn đến suy hô hấp”.
Nâng mũi bằng sụn nhân tạo
Hiện nay, nhiều loại sụn nhân tạo ra đời nhằm khắc phục những nhược điểm của sụn tự thân. Nhờ đó mới có đủ các vật liệu hỗ trợ làm nên một chiếc mũi đẹp chuẩn tỉ lệ vàng.
Một số loại sụn nhân tạo tốt như PCL, trên thị trường gọi là Tn Mesh, hoặc Osteopor. Đây là những vật liệu đủ vững chắc và tiêu dần sau 2 năm, khi kết hợp với sụn tai sẽ tạo cấu trúc trụ mũi, đầu mũi bền đẹp.
Phần sóng mũi ngoài sóng silicon có các loại sóng tổng hợp được làm từ thành phần ePTFE có tên trên thị trường là surgiform, nanoform, giống mô cơ thể, có nhiều lỗ li ti giúp các mô có thể xuyên qua và bám chắc vào sóng mũi. Đặc biệt, dòng sụn này có khả năng tương thích cao với cơ thể.
Để thay thế sụn tai bọc đầu mũi, các bác sĩ sẽ sử dụng vật liệu megaderm để làm dày phần da mỏng đầu mũi. Vật liệu này có tính chất với phần da trung bì của người nên khả năng tương thích cao, hiếm khi bị dị ứng.
“Việc sử dụng sụn nhân tạo thay thế hoàn toàn cho sụn tự thân trong nâng mũi giúp dáng mũi cao, thanh thoát và kết quả bền lâu hơn. Hơn nữa, sử dụng sụn tự thân còn giúp quá trình phẫu thuật diễn ra nhanh chóng, ít biến chứng và rủi ro hơn rất nhiều”, bác sĩ Trịnh Văn Minh chia sẻ.
Mỗi chất liệu sụn nâng đều có những ưu điểm và nhược điểm riêng. Nên dùng sụn tự thân hay sụn nhân tạo trong phẫu thuật thẩm mỹ mũi phụ thuộc phần lớn vào tình trạng mũi của khách hàng. Tuy nhiên, không thể dùng hoàn toàn sụn tự thân để tạo hình lại toàn bộ chiếc mũi. Nhưng với sụn nhân tạo có thể đáp ứng được điều này. Bác sĩ sẽ căn cứ vào khuyết điểm cụ thể sẽ phân tích, đánh giá để chỉ định phương pháp, chất liệu sụn phù hợp.
Hiện nay, việc kết hợp sử dụng sụn nhân tạo và tự thân giúp dáng mũi tự nhiên hơn, không bị xuống cấp theo thời gian. Trước khi tham gia phẫu thuật nâng mũi, chị em cũng nên tìm hiểu kỹ, tham vấn nhiều nơi, với nhiều bác sĩ chuyên khoa để có cái nhìn tổng quan nhất. Sau đó mới đúc rút được các tiêu chí mà bản thân mong muốn và lựa chọn cho mình một bác sĩ giỏi, một cơ sở uy tín.
Tham khảo thêm: https://thammytrunganh.com/dich-vu-tham-my/nang-mui/