CÁC BIẾN CHỨNG KHI NÂNG NGỰC

Hiện nay, ngày càng có nhiều chị em phụ nữ quan tâm và lựa chọn phẫu thuật thẩm mỹ nâng ngực trùng tu kích thước vòng 1 để được tự tin và quyến rũ hơn. Tuy nhiên, trước khi quyết định lựa chọn làm đẹp bằng phương pháp này, chị em thường rất băn khoăn và đặt nhiều câu hỏi liên quan đến các biến chứng sau khi nâng ngực. Dưới đây là 3 biến chứng chị em thường gặp:

4.1. Biến chứng nhẹ

Mặc dù có khá nhiều sự quan tâm tập trung vào các biến chứng gây tranh cãi liên quan đến nâng ngực như bao xơ co thắt hoặc bệnh tự miễn, nhưng điều quan trọng là không bỏ qua các biến chứng thông thường có thể xảy ra, bao gồm sẹo phì đại, nhiễm trùng, tụ máu và tụ huyết thanh. Tụ máu sau mổ làm tăng tỷ lệ nhiễm trùng và thường xuyên dẫn đến bao xơ co thắt.

Nhiễm trùng có thể gây ra mất túi ngực, do phòi qua vết thương không liền, bị toác ra hoặc do phải tháo bỏ do nhiễm trùng. Bởi vì các ống dẫn sữa đổ ra da, chúng có thể bị nhiễm vi khuẩn. Chính vì vậy phương pháp mổ đường quầng thường có nguy cơ nhiễm trùng và bao xơ co thắt cao hơn các phương pháp khác.

4.2. Bao xơ co thắt

Việc hình thành vỏ bao xung quanh các thiết bị cấy ghép của vú như vỏ periprosthetic, hoặc bao xơ co thắt, là biến chứng phổ biến nhất được báo cáo sau khi nâng ngực. Phân loại bao xơ của Baker, được điều chỉnh bao gồm các kết quả của việc tái tạo vú, được sử dụng rộng rãi để đánh giá độ cứng của ngực sau phẫu thuật.

Nhiều nguyên nhân gây co bao xơ đã được đề xuất, bao gồm di chuyển các phân tử gel silicon qua lớp vỏ elastomer, phản ứng của cơ thể với các vật thể lạ, rối loạn mô liên kết tự miễn, khuynh hướng di truyền, nhiễm trùng hoặc phơi nhiễm bởi vi khuẩn, khối máu tụ và các đặc điểm bề mặt của implant. Ở cấp độ tế bào, hoạt động nguyên bào sợi bất thường được kích thích bởi một vật thể lạ và sự hiện diện của S. epidermidis phổ biến trên bề mặt túi nhưng chưa được chứng minh là nguyên nhân gây ra co bao.

4.3. Rối loạn tự miễn, mô liên kết và xuất hiện tế bào lạ nguy hiểm

Gần đây nhiều nghiên cứu đa trung tâm trên toàn thế giới cho thấy mối liên quan giữa bề mặt của túi implant ngực với sự phát triển của tế bào lympho bất thường với một tỉ lệ rất rất thấp. Loại tổn thương này có thể liên quan tới công nghệ Biocell tạo nhám to trên vỏ túi implant. Vì vậy năm 2018 một số cơ quan an toàn y tế châu Âu, Pháp, FDA Hoa Kỳ đã ngừng cấp phép lưu hành một số túi Implant nhám to trên thị trường. Những người bệnh đã đặt túi Implant loại nhám trong các loại implant bị dừng cấp phép được khuyên chưa cần can thiệp phẫu thuật gì nếu không có các biểu hiện lâm sàng.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bạn cần hỗ trợ?

LIÊN HỆ

phone

Nhận Tư vấn

quote

Báo giá

Facebook