Chia sẻ của bác sĩ Trung Anh Group sẽ giúp bạn có góc nhìn khách quan. Tránh tình trạng nghe thông tin một chiều rồi vội vàng quyết định trong sai lầm.
Nội dung
Công nghệ giảm béo laser là gì?
Đây là phương pháp dùng chùm tia laser có cường độ tương thích với cơ thể để bắn phá cấu trúc tế bào mỡ trên nhiều vùng bụng, đùi, chân, tay.
Laser khoanh vùng chính xác và triệt phá mỡ mà không làm ảnh hưởng đến các mô quanh. Lượng mỡ được phá hủy sẽ được đưa ra khỏi cơ thể theo nhiều hình thức khác nhau.
Nhờ vậy, sau khi kết thúc liệu trình giảm béo laser, cơ thể bạn sẽ trở nên thon gọn, thanh thoát tự nhiên mà không cần phải mất nhiều thời gian tập luyện, ăn kiêng kham khổ.
Phân biệt các loại giảm béo bằng laser
Nếu tra cứu các thông tin trên mạng, chị em dễ “lạc lối” trong muôn vàn công nghệ. Ví dụ như: laser tan mỡ Cavitation, laser Lipo, Laser Diode… Tuy nhiên, bản chất các công nghệ này chỉ được chia làm 2 loại:
Laser kết hợp hút mỡ
Tia Laser được sử dụng để hóa lỏng mô mỡ. Lượng mỡ này được hút bỏ ra ngoài bằng các ống chuyên dụng.
Bác sĩ bắt buộc phải dùng thuốc gây tê để thực hiện tiểu phẫu tạo vết thương hở tại vùng giảm béo. Từ đó bác sĩ sẽ luồn đầu ống dẫn, giúp hút mỡ ra ngoài.
Laser không xâm lấn
Đầu máy laser diode cường độ cao hủy mỡ tận gốc và đào thải mỡ ra ngoài qua cơ chế tự nhiên (mồ hôi, nước tiểu…).
Công nghệ này không gây ra bất kì tổn thương nào trên cơ thể. Bạn hoàn toàn không đau, không tiêm tê, không cần nghỉ dưỡng
Như vậy, khi quyết định chọn giảm béo, bạn cần hiểu rõ công nghệ mình sẽ làm là xâm lấn hay không xâm lấn. Từ đó có sự lựa chọn sáng suốt nhất.
Giảm béo laser có tốt không?
Giảm béo laser có hiệu quả không, có tốt không thì phụ thuộc vào từng phương pháp mà bạn lựa chọn:
Laser kết hợp hút mỡ
Chỉ một lần điều trị, bạn có thể loại bỏ được hơn 90% lượng mỡ thừa tại vùng điều trị.
Tuy nhiên phương pháp này cần thực hiện tiểu phẫu tạo vết thương hở để luồn các ống nội soi vào bên trong. Từ đó hút lượng mỡ thừa ra khỏi cơ thể.
Do vậy, chúng tồn tại khá nhiều nhược điểm:
- Bạn bạn bắt buộc phải tiêm tê, chịu đau nhức. Thậm chí phải nghỉ dưỡng sau tiểu phẫu để vết thương chóng lành.
- Mỡ thừa giảm đột ngột sẽ khiến vùng da bên ngoài dễ bị chảy xệ, chùng nhão. Sau một thời gian, nếu da không thể co rút cho phù hợp với thể trạng hiện tại. Bạn cần can thiệp cắt bỏ da thừa để lấy lại vẻ đẹp tự nhiên cho vùng điều trị.
- Vết thương ở vị trí ống hút mỡ cũng có thể viêm nhiễm hoặc để lại sẹo gây mất thẩm mỹ.
- Giá thành cao là một trở ngại khiến nhiều người không lựa chọn phương pháp này.