ĐẶT TÚI NGỰC: CHỈ ĐỊNH, QUY TRÌNH VÀ LƯU Ý QUAN TRỌNG

Đặt túi ngực (thẩm mỹ) là phẫu thuật để tăng kích thước vòng một, giúp phụ nữ cảm thấy tự tin hơn về ngoại hình của mình. Nếu bạn đang có ý định đặt túi ngực, hãy đến gặp bác sĩ phẫu thuật chuyên thẩm mỹ ngực của Trung Anh Group để được tư vấn.

Sau đây là một số nội dung cơ bản về đặt túi ngực bạn cần hiểu rõ về quy định, quy trình và lưu ý quan trọng trước khi quyết định.

Đặt túi ngực là gì?

Đặt túi ngực là kỹ thuật đưa túi độn ngực bằng vật liệu nhân tạo vào bên trong khoang ngực để làm tăng kích thước bầu ngực. Túi ngực có thể được đặt vào phía sau mô tuyến vú (dưới tuyến) hoặc phía sau cơ ngực (dưới cơ) hoặc phía sau cân cơ ngực nhưng trước cơ ngực (dưới cân).

Có hai tình huống mà người phụ nữ cần cân nhắc đặt túi ngực.

  • Tình huống thứ nhất, khách hàng không hài lòng với vòng một tự nhiên của mình và muốn được “nâng cấp” để đẹp hơn, tạm gọi là đặt túi ngực thẩm mỹ.
  • Tình huống thứ hai, khách hàng bị cắt bỏ một phần hay toàn bộ tuyến vú do bệnh lý, muốn phục hồi lại và hạn chế những khiếm khuyết về mặt hình thể.

Khi đó bác sĩ sẽ có hai lựa chọn: tái tạo lại tuyến vú bằng mô tự thân hoặc bằng cách đặt túi độn ngực.

Tại sao cần phẫu thuật đặt túi ngực?

Đặt túi ngực có thể giúp bạn:

  • Cải thiện hình dáng bên ngoài nếu bạn nghĩ rằng vòng một của mình hơi khiêm tốn hoặc hai bên không đều nhau, làm ảnh hưởng đến việc lựa chọn trang phục.
  • Giảm bớt da vú bị chùng sau khi mang thai hoặc giảm cân nhiều.
  • Chỉnh sửa lại cho hai bên ngực đều nhau sau khi phẫu thuật một bên để điều trị bệnh.
  • Cải thiện sự tự tin của bạn.

Các vị trí đặt túi ngực

Có 5 vị trí bác sĩ có thể lựa chọn để đặt túi ngực: đặt túi ngực dưới mô tuyến vú, dưới cân cơ ngực, dưới cơ ngực một phần, hai mặt phẳng và dưới cơ ngực hoàn toàn.

  • Đặt túi ngực dưới tuyến: túi ngực được đặt trực tiếp phía sau mô tuyến vú, trước cơ ngực. Với những phụ nữ đã có sẵn mô tuyến vú, da và mô dưới da tương đối dày, đủ để che túi ngực không bị lộ, có thể chọn phương pháp này. Ngược lại, nếu mô tuyến vú quá ít, da và mô dưới da quá mỏng thì không nên vì hình dạng túi ngực dễ bị lộ.
    • Ưu điểm:
      • Ít xâm lấn.
      • Ít đau.
      • Quá trình hồi phục nhanh.
      • Ít có nguy cơ túi bị lệch ra ngoài và lên trên khi gồng cơ ngực.
  • Đặt túi ngực dưới cân: túi ngực được đặt phía sau cân cơ ngực (cân cơ ngực là lớp mô mỏng, chắc, màu trắng bao phía trước cơ ngực). Về mặt lý thuyết, đặt túi ngực ở vị trí này sẽ đạt được những ưu điểm và khắc phục được những khuyết điểm của của việc đặt túi ở dưới tuyến. Tuy nhiên, vị trí này ít khi được bác sĩ thẩm mỹ lựa chọn do khó khăn về mặt kỹ thuật và chưa có đủ chứng cứ khoa học cho thấy giá trị về mặt thực hành.
  • Các vị trí đặt túi ngực dưới cơ (dưới cơ một phần, hai mặt phẳng, dưới cơ hoàn toàn): có khác nhau đôi chút về kỹ thuật nhưng nhìn chung ưu điểm chính của các vị trí này là túi ngực được cơ ngực che phủ một phần hay hoàn toàn, sẽ giảm nguy cơ bị sờ thấy, giảm nguy cơ bị co thắt bao xơ và nhiễm trùng. Nhược điểm của các vị trí đặt túi này là phải cắt một phần cơ ngực, khách hàng sẽ bị đau sau mổ nhiều hơn. Đồng thời túi ngực có nguy cơ bị di lệch vị trí khi gồng cơ ngực.

Các vị trí đường rạch da

Đường rạch da để đưa túi ngực vào được chia thành hai nhóm: đường rạch tại da vú (quầng vú, nếp dưới vú) và đường rạch ngoài da vú (nách, rốn). Hiện nay, phổ biến nhất là các đường rạch tại nách, quầng vú và nếp dưới vú.

Mỗi vị trí có ưu điểm, khuyết điểm riêng. Nhìn chung, những đường rạch da tại vú dễ thực hiện, ít xâm lấn, ít đau hơn nhưng sẽ để sẹo ở vị trí dễ nhìn thấy hơn.

Ngược lại, đường rạch ngoài da vú sẽ giấu được sẹo tốt hơn, nhưng khó thực hiện hơn, xâm lấn và gây đau nhiều hơn.

Chăm sóc sau phẫu thuật đặt túi ngực

Sau phẫu thuật đặt túi ngực, bạn có thể gặp các triệu chứng như:

  • Ngực sưng và bầm tím.
  • Đau.
  • Chảy máu vết mổ.

Những triệu chứng kể trên sẽ giảm sau 5 – 7 ngày. Để kiểm soát cơn đau, bạn sẽ được kê đơn một số thuốc giảm đau hoặc sử dụng acetaminophen không kê đơn. Sau 1-2 tuần, bạn có thể hoạt động nhẹ nhàng, tránh các hoạt động gắng sức như chạy, nâng vật nặng hoặc đưa tay lên đầu.

Thông thường, quá trình hồi phục kéo dài từ 6 – 8 tuần, tuy nhiên, mỗi người sẽ có thời gian lành vết thương khác nhau. Trường hợp sau phẫu thuật, nếu đau ngực, sốt, nổi mẩn đỏ, nóng quanh vết mổ, bạn nên nhanh chóng đến bệnh viện kiểm tra, điều trị kịp thời, ngừa biến chứng không mong muốn.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bạn cần hỗ trợ?

LIÊN HỆ

phone

Nhận Tư vấn

quote

Báo giá

Facebook