Mài gồ xương mũi là kỹ thuật thẩm mỹ giúp cải thiện dáng mũi, giúp loại bỏ chính xác phần xương và sụn ở sống mũi gây gồ, ngăn tình trạng xương mũi gồ trở lại, mang đến chiếc mũi thẳng với đường nét nhẹ nhàng và tự nhiên hơn.
Mũi gồ là gì?
Mũi gồ là mũi có phần xương sống nhô cao hơn bình thường, tạo thành đường nhấp nhô. Tuỳ vào đặc điểm của mỗi người mà phần gồ sẽ nằm ở vị trí khác nhau trên sống mũi. Có 2 dáng mũi gồ thường thấy đó là kiểu gồ đơn thuần hoặc gồ lên theo hình yên ngựa.
Ở dạng mũi gồ đơn thuần, điểm gồ thường xuất hiện ở vị trí 1/3 sống mũi. Còn đối với dạng mũi gồ lõm hình yên ngựa, điểm gồ lại nằm ở vị trí 1/3 phía trên của sống mũi; khi kết thúc điểm gồ, sống mũi lõm xuống tạo thành hình dáng tương tự như chiếc yên ngựa.
Mũi như thế nào cần thực hiện mài xương?
- Nền xương bè
Xương và sụn sóng mũi bè sang 2 bên hoặc không đều giữa nền trái và phải, hoặc chỉ bè một bên. Khi nhìn trực diện gương mặt sẽ thấy xương mũi to và thấp, dù phần sóng vẫn có độ nhô nhất định.
- Nền xương gồ
Sóng mũi có cấu trúc xương dày nhô lên cao, tạo thành bề mặt gồ ghề tương đối, điểm gồ chỉ cần cải thiện ít.
Kỹ thuật thực hiện khi mài xương mũi
Thu gọn xương mũi bằng kỹ thuật mài thường được kết hợp cùng phương pháp nâng mũi bọc sụn hoặc nâng mũi cấu trúc.
Cụ thể, mũi có sóng thấp, sụn bè nên được thực hiện cùng với phương pháp nâng mũi cấu trúc. Vì khi phẫu thuật bác sĩ sẽ tạo một đường mổ hở đi qua trụ mũi, giúp nhìn thấy rõ vị trí xương mũi cần can thiệp. Nhờ đó, dụng cụ mài được đưa vào bên trong dễ dàng và căn chỉnh 2 bên mũi được cân đối hơn. Đồng thời, dáng mũi có thể nâng cao và tăng thêm sự thon gọn thay vì chỉ thực hiện mỗi kỹ thuật mài.
Còn với trường hợp nền mũi gồ nếu kết hợp với nâng mũi bọc sụn thì bác sĩ phẫu thuật sẽ rạch một đường nhỏ bên trong lỗ mũi để tạo khoang, tiếp đó dùng dụng cụ mài để gọt đi phần xương gồ. Sau khi đã loại bỏ đi phần xương dư, sụn nhân tạo sau khi được gọt được đặt lên trên, tiếp đó sử dụng sụn tai (hoặc vật liệu tương thích) để bọc đầu mũi và đóng vết khâu. Với cách làm này, dáng mũi sẽ trông thanh thoát, cải thiện hơn rất nhiều nhờ khuyết điểm gồ được loại bỏ triệt để và sóng mũi được nâng cao.
Tuy nhiên, để đưa ra phương án chính xác và khắc phục tình trạng mũi bè/mũi gồ hiệu quả nhất, khách hàng nên đến gặp trực tiếp bác sĩ chuyên khoa thẩm mỹ có chuyên môn, có nhiều năm kinh nghiệm để được thăm khám và tư vấn tốt nhất.
Ưu điểm của phương pháp mài xương gồ mũi
An toàn, ít xâm lấn, không đau, không để lại sẹo
Dao siêu âm có khả năng mài và tinh chỉnh xương gồ bè dễ dàng, hạn chế tối đa sự xâm lấn nên không đau và không gây ảnh hưởng tới các chức năng của mũi. Phần thẩm mỹ sẽ nằm trong hốc mũi nên hoàn toàn không để lại sẹo.
Dáng mũi đẹp tự nhiên, bền vững
Phần xương mũi được tinh chỉnh khéo léo, nên dáng mũi sẽ vô cùng tự nhiên, cân đối, không đơ hay lộ dấu vết phẫu thuật như những phương pháp nâng mũi khác. Hiệu quả của phương phápchỉnh xương có tuổi thọ dài hơn hẳn so với việc nâng mũi bằng sụn tự thân hoặc sụn nhân tạo.
Tiểu phẫu nhanh gọn
Thời gian thực hiện thủ thuật nhanh chóng, dáng mũi đã được xóa bỏ các khuyết điểm bẩm sinh, giúp mũi “tái sinh” cân đối và thon gọn hơn mà vẫn giữ được nét tự nhiên của mỗi khách hàng.