Môi bé là một cặp nếp gấp da mỏng tạo thành một phần của âm hộ, hoặc cơ quan sinh dục ngoài của phụ nữ. Chúng hoạt động như những cấu trúc bảo vệ bao quanh âm vật, lỗ tiểu và lỗ âm đạo. Hãy cùng tìm hiểu thêm về cấu trúc, chức năng cũng như các bệnh lí liên quan đến môi bé thông qua bài viết dưới đây của bác sĩ tại Trung Anh Group.
Nội dung
Cấu trúc và chức năng của môi bé?
Môi bé và môi lớn tạo thành nếp 2 bên của tiền đình âm hộ. Môi bé nằm ở bên trong, sát với tiền đình âm hộ. Môi lớn nằm ở bên ngoài ngay cạnh môi nhỏ.
Môi bé dài khoảng 5cm, rộng khoảng 0,5 cm nằm trong hai môi lớn ngăn cách bởi rãnh gian môi. Hai môi bé giới hạn bên trong bởi một khoang gọi là tiền đình âm hộ. Phía trước tách ra làm hai nếp, nếp nông phủ mặt nông của âm vật và nối với nếp tương ứng đối diện tạo thành mũ âm vật. Phía sau, nối với nhau thành hãm môi âm hộ.
Tiền đình âm hộ là một lõm được giới hạn hai bên bởi mặt trong hai môi bé, phía trước âm vật và phía sau là hãm môi âm hộ.
Môi bé gồm có ba chức năng chính:
- Tạo điều kiện cho tinh trùng xâm nhập vào cơ thể.
- Bảo vệ các cơ quan sinh dục bên trong khỏi các sinh vật lây nhiễm.
- Tạo khoái cảm tình dục.
Những vấn đề nào có thể xảy ra ở môi bé?
Môi bé phì đại
Trên thực tế, môi bé có hình dạng và kích thước khác nhau ở mỗi cá nhân. Việc môi bé lớn hơn môi lớn vẫn được xem như là bình thường. Tuy nhiên, việc lớn hơn dẫn đến mất cân xứng nhiều thì được gọi là phì đại môi bé.
Nguyên nhân nào gây ra phì đại môi bé?
Việc phát triển môi bé phì đại lại là hoàn toàn bình thường và đây không phải là bệnh. Bởi vì kích thước chiều rộng và chiều dài môi bé là hoàn toàn khác nhau ở mỗi người.
Khi phì đại môi bé có gây ra vấn đề gì không?
Tình trạng môi bé có kích thước lớn đôi khi ảnh hưởng đến một số người. Một trong những vấn đề hay gặp là làm cho phụ nữ mất đi tự tin.
Đôi khi, nó có thể gây ra các vấn đề như:
- Dễ bị nhiễm trùng âm hộ do khó vệ sinh.
- Có thể gây đau khi hoạt động.
Môi bé phì đại có thể được điều trị như thế nào?
Thực tế nếu môi bé lớn hơn môi lớn nhưng lại không hề gây phiền toái gì thì không cần thiết được điều trị. Một số bạn nữ cảm thấy thoải mái hơn khi mặc đồ lót 100% cotton hoặc sử dụng thuốc mỡ, như dầu dừa hoặc thuốc mỡ A và D để giảm cọ xát.
Nếu vẫn còn đau, bạn sẽ cần được khám và cân nhắc phẫu thuật để làm cho môi bé nhỏ hơn. Đây được gọi là tạo hình môi âm hộ. Sau khi phẫu thuật, môi vùng âm hộ thường mất 1 đến 2 tháng để lành hoàn toàn.
Dính môi bé
Đây là hiện tượng hai môi bé sinh dục nữ dính lại với nhau chỉ còn một khoảng trống nhỏ. Trong một số trường hợp môi bé hầu như bịt kín.
Tình trạng này khá phổ biến ở trẻ gái dưới 7 tuổi và thường không có gì đáng lo ngại.
Nguyên nhân gây ra?
Hiện nay chưa rõ nguyên nhân gây ra tình trạng dính môi bé. Tuy nhiên nó thường xảy ra do kích ứng hoặc viêm nhiễm âm đạo.
Trong trường hợp môi bé chỉ dính nhẹ, thường sẽ tự tách ra sau khi bé gái tới tuổi dậy thì nhờ tăng nồng độ estrogen.
Khi nào cần gặp bác sĩ?
Đối với hầu hết bé gái, dính môi bé không gây ra bất kì vấn đề gì. Thông thường tình trạng này được cha mẹ vô tình phát hiện khi tắm hoặc thay tã cho bé.
Lúc này cần đưa trẻ đến khám. Bác sĩ sẽ xác nhận liệu có phải do dính môi bé hay do các bất thường nào khác. Sau đó, bé gái sẽ được khám định kì vùng sinh dục tùy theo tình trạng.
Điều trị như thế nào?
Trong trường hợp dính mức độ trung bình. Trẻ có thể cần được tiểu phẫu tách môi bé. Bên cạnh đó, bôi thuốc mỡ hoặc kem chứa estrogen để chống dính trở lại.