Nên nâng mũi bọc sụn hay cấu trúc thì đẹp?

Hiện nay có nhiều phương pháp thẩm mỹ chỉnh hình mũi giúp sống mũi cao, đường cong mềm mại, chóp mũi cao tự nhiên, trong đó có nâng mũi bọc sụn và nâng mũi cấu trúc là hai phương pháp phổ biến nhất. Vậy nên nâng mũi bọc sụn hay cấu trúc thì đẹp?. Hãy theo dõi bài viết để hiểu rõ hơn về hai kỹ thuật này.

1. Nâng mũi bọc sụn là gì?

Nâng mũi bọc sụn là phương pháp giúp nâng cao phần sống mũi và tạo hình ở phần chóp mũi bằng sụn tự thân (thường lấy ở sụn tai, sụn sườn,…). Vì thế, sau khi thực hiện nâng mũi bọc sụn, sẽ khắc phục được những nhược điểm ở mũi trước đó như: đầu mũi bóng đỏ, sống mũi bị tụt hoặc lộ sống.

Nên thực hiện phương pháp nâng mũi bọc sụn khi:

  • Mũi thấp, mũi hếch, phần da vùng đầu mũi mỏng, sống mũi quá thấp
  • Dáng mũi bị hỏng sau khi nâng.
  • Muốn mũi cao, đẹp hơn.

Trong quá trình nâng mũi bọc sụn bác sĩ sẽ tiến hành lót một lớp Megaderm bên ngoài sống mũi và đầu mũi. Lớp Megaderm giúp mũi có độ mềm mại, thanh tú, tạo dáng S line đẹp tự nhiên mà không bị lộ sống. Từ đó giúp sống mũi trở nên nhẹ nhàng, mảnh mai, giảm thiểu đi sự thô cứng do sụn nhân tạo gây nên.

Nâng mũi bọc sụn sửu dụng tự thân (vành tai) nên độ tương thích với cơ thể sẽ cao hơn so với các phương pháp nâng mũi khác. Từ đó, giúp mũi cao hài hòa, cân xứng với gương mặt và tự nhiên. Tuy nhiên, để đạt được hiệu quả cao nhất, mũi phải có nền tảng tương đối ổn, không mắc quá nhiều khuyết điểm.

Nói chung, nâng mũi bọc sụn độ an toàn, hiệu quả thẩm mỹ cao, sự khác biệt nhất ở đây là kết hợp cả sụn nhân tạo và sụn tự thân để đem lại kết quả tốt.

Nâng mũi
Nên nâng mũi bọc sụn hay cấu trúc là thắc mắc của nhiều chị em đang có ý định nâng mũi

2. Nâng mũi cấu trúc là gì?

Nâng mũi cấu trúc là phương pháp phục hình lại toàn bộ dáng mũi từ phần sống mũi, đầu mũi tới trụ mũi. Điểm khác biệt của phương pháp nâng mũi cấu trúc so với các phương pháp khác là sự kết hợp giữa sụn tự thân và sụn sinh học. Chính điều này giúp mang đến 1 dáng mũi chuẩn tỷ lệ vàng, cao thanh thoát nhưng vẫn tự nhiên như thật.

Phương pháp nâng mũi cấu trúc phù hợp với các trường hợp:

  • Mũi thấp, ngắn, hếch.
  • Bị tai nạn hoặc chấn thương ở phần mũi
  • Từng nâng mũi nhưng không như ý hoặc bị biến chứng của lần phẫu thuật trước.

Với phương pháp nâng mũi cấu trúc, bác sĩ phải cấu trúc lại toàn bộ chiếc mũi nên thời gian thực hiện sẽ lâu hơn so với các phương pháp nâng mũi thông thường. Ngoài ra, phương pháp này đòi hỏi trình độ tay nghề, kỹ thuật cao, nguyên vật liệu sử dụng cho ca mổ cũng nhiều hơn nên chi phí cao hơn sơ với phương pháp khác.

3. Nên chọn nâng mũi bọc sụn hay cấu trúc?

Tuy hai phương pháp nâng mũi cấu trúc và nâng mũi bọc sụn có nhiều điểm khác biệt nhưng đều được đánh giá cao bởi các chuyên gia thẩm mỹ vì có nhiều ưu điểm về tính thẩm mỹ và độ an toàn vì sử dụng sụn tự thân, độ tương thích cao, tránh biến chứng.

Hai phương pháp này đều giúp khắc phục các khuyết điểm của mũi, đem lại dáng mũi cao, thon gọn, đẹp tự nhiên và hài hòa với gương mặt, tránh nguy cơ bị bóng, đỏ đầu mũi.

Nên thực hiện nâng mũi bọc sụn hay cấu trúc còn tùy thuộc vào mục đích cũng như tình trạng mũi của mỗi người. Nếu mũi không mắc nhiều khuyết điểm thì có thể thực hiện nâng mũi bọc sụn. Ngược lại, nếu mũi bị chấn thương do tai nạn thì nên áp dụng phương pháp nâng mũi cấu trúc để khắc phục.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bạn cần hỗ trợ?

LIÊN HỆ

phone

Nhận Tư vấn

quote

Báo giá

Facebook