Tình trạng phình sụn này không hề nguy hiểm nhưng sẽ gây khó chịu về thẩm mỹ và thường bị hiểu lầm là nâng mũi bị sẹo lồi hay sụn tai mọc ra. Đây không phải do lỗi của các bác sĩ mà do sụn cánh mũi quá yếu.
Phương pháp nâng mũi cấu trúc sẽ can thiệp dựng trụ mũi, vừa có tác dụng kéo dài đầu mũi, vừa nâng cao thon đầu mũi và vừa ngăn chặn hiện tượng yếu sụn cánh mũi.
Trong trường hợp nâng mũi cấu trúc mà vẫn xảy ra hiện tường phình sụn giống một vết sẹo nhỏ bên trong mũi thì bạn vẫn có thể đến để bác sĩ cắt đi phần sụn phình đó. Tuy nhiên, bạn nên cân nhắc, khi cắt đi thì trụ mũi sẽ yếu hơn, nên nếu phần phình sụn nhỏ, mờ, không ảnh hưởng đến thẩm mỹ thì không nên can thiệp. Còn nếu phần phình sụn ảnh hưởng nhiều đến thẩm mỹ thì bác sĩ sẽ cắt và khâu ép lại, không cần nghỉ dưỡng hay bị ảnh hưởng trong sinh hoạt hằng ngày.