Những điều cần biết về sa giãn tầng sinh môn

Sa giãn tầng sinh môn là một vấn đề sức khỏe tế nhị nhưng lại ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng cuộc sống của nhiều phụ nữ, đặc biệt là sau quá trình sinh nở hoặc khi bước vào giai đoạn lão hóa. Vậy, sa giãn tầng sinh môn là gì, nguyên nhân do đâu, biểu hiện như thế nào và có những phương pháp nào để đối phó? Trong bài viết dưới đây, hãy cùng Thẩm mỹ Trung anh tìm hiểu về “những điều cần biết về sa giãn tầng sinh môn”, giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về vấn đề này và có những giải pháp phù hợp.

Sa tầng sinh môn và phương pháp điều trị
Những điều cần biết về sa giãn tầng sinh môn

Sa giãn tầng sinh môn là gì?

Sa giãn tầng sinh môn hay còn gọi là sa âm đạo, đây là tình trạng niêm mạc của thành âm đạo kèm theo bàng quang và cả thành sau âm đạo kèm theo trực tràng bị tụt xuống thấp hơn vị trí bình thường, thậm chí có thể lộ ra ngoài âm đạo.

Sa giãn tầng sinh môn xảy ra do sự suy yếu của các cơ và dây chằng nâng đỡ các cơ quan này. Tình trạng này không phải là bệnh lý nguy hiểm đến tính mạng, nhưng lại gây ảnh hưởng xấu đến đời sống sinh hoạt của chị em. 

Nguyên nhân gây ra sa giãn tầng sinh môn?

– Tổn thương do quá trình sinh nở: 

Quá trình sinh nở đặc biệt là đối với những ca sinh khó, sinh con to, hoặc sinh nở nhiều lần đều là những nguyên nhân dẫn đến việc căng giãn quá mức hoặc rách các cơ và dây chằng nâng đỡ vùng chậu. Rách tầng sinh môn không được khâu phục hồi đúng cách hoặc bị nhiễm trùng có thể làm suy yếu cấu trúc nâng đỡ.

– Tuổi tác và sự suy giảm nội tiết tố:

Theo thời gian, các cơ và dây chằng trong cơ thể nói chung và vùng chậu trở nên yếu và mất đi tính đàn hồi. Dưới sự ảnh hưởng của yếu tố tuổi tác, sự suy giảm hormone estrogen sau mãn kinh làm giảm độ đàn hồi và sức mạnh của các mô, bao gồm cả các mô nâng đỡ vùng chậu.

– Yếu tố di truyền: 

Ở một số phụ nữ có cơ địa bẩm sinh dù chưa sinh lần nào nhưng lại có cấu trúc mô liên kết yếu hơn do di truyền, điều này có thể làm tăng tính nhạy cảm với sa giãn tầng sinh môn.

– Rối loạn dinh dưỡng ở người già, hệ thống treo và nâng đỡ tử cung suy yếu:

Sự suy yếu của hệ thống treo và nâng đỡ tử cung tạo điều kiện thuận lợi cho việc các cơ quan vùng chậu tụt xuống. Rối loạn dinh dưỡng có thể làm trầm trọng thêm tình trạng suy yếu này bằng cách ảnh hưởng tiêu cực đến sức mạnh cơ bắp và chất lượng mô liên kết. 

Do đó, ở người già, sự kết hợp của cả hai yếu tố này thường góp phần đáng kể vào sự phát triển của sa giãn tầng sinh môn.

Các cấp độ sa giãn tầng sinh môn

Sa giãn tầng sinh môn
Sa giãn tầng sinh môn

– Cấp độ 1: Các cơ quan tại vùng chậu tụt xuống với các biểu hiện như sa thành trước âm đạo, kèm theo sa bàng quang, sa thành sau âm đạo, cổ tử cung sa thấp trong âm đạo nhưng chưa tới âm hộ.

– Cấp độ 2: Cổ tử cung hoặc phần dưới của cơ quan vùng chậu gần tụt xuống hoặc thập thò ở lỗ âm hộ. 

– Cấp độ 3: Tử cung hoặc các cơ quan khác tụt xuống thấp hơn nữa và lộ ra ngoài lỗ âm hộ. Sa thành âm đạo, có thể kèm theo sa trực tràng.

– Cấp độ 4: Toàn bộ tử cung và các cơ quan vùng chậu khác tụt hẳn ra ngoài âm hộ. Đây là mức độ nặng nhất của sa giãn tầng sinh môn. 

Xem thêm tại: https://thammytrunganh.com/ky-thuat-tao-hinh-vi-diem-microshaping/

Biện pháp cải thiện sa giãn tầng sinh môn

Hiện nay, khâu thẩm mỹ tầng sinh môn là một giải pháp để cải thiện tình trạng sa giãn tầng sinh môn. 

Phương pháp này được thực hiện để phục hồi hình dạng và chức năng của tầng sinh môn sau sinh, đặc biệt là khi có vết rách hoặc vết cắt trong quá trình sinh thường. Mục tiêu là thu hẹp âm đạo, làm săn chắc các cơ vùng đáy chậu, cải thiện thẩm mỹ và đôi khi cải thiện cảm giác khi quan hệ tình dục.

Tiểu phẫu này không những đáp ứng về mặt thẩm mỹ mà còn cải thiện được độ đàn hồi, không làm ảnh hưởng đến các chức năng sinh lý ở nữ giới và các bộ phận xung quanh.

Quy trình thực hiện thu nhỏ tầng sinh môn

– Thăm khám và tư vấn:

Tại giai đoạn này, bác sĩ sẽ tiến hành thăm khám và đánh giá tình trạng vùng âm đạo và tầng sinh môn để đánh giá mức độ giãn rộng, tổn thương (nếu có) của khách hàng. Từ đó, tư vấn về phương pháp thu nhỏ tầng sinh môn phù hợp, giải thích về quy trình, thời gian thực hiện, các rủi ro có thể xảy ra, và hướng dẫn chăm sóc sau phẫu thuật.

– Chuẩn bị trước tiểu phẫu:

Trước khi thực hiện thu nhỏ tầng sinh môn, bác sĩ có thể yêu cầu khách hàng thực hiện một số xét nghiệm cơ bản để đảm bảo khách hàng có đủ sức khỏe thực hiện thủ thuật hay không. 

Sau đó, khách hàng sẽ được hướng dẫn vệ sinh vùng kín sạch sẽ trước ngày thực hiện thủ thuật.

– Thực hiện tiểu phẫu:

Thông thường, thủ thuật thu nhỏ tầng sinh môn được thực hiện dưới gây tê tại chỗ. Sau đó, bác sĩ chuyên môn sẽ tiến hành các thao tác để thu nhỏ âm đạo và tái tạo tầng sinh môn. Tiếp đó thực hiện khâu phục hồi các cơ bị giãn, loại bỏ da và niêm mạc thừa, và khâu thẩm mỹ bên ngoài. Thời gian thực hiện thuật thường kéo dài khoảng 30 – 60 phút.

– Chăm sóc sau thu nhỏ tầng sinh môn:

Sau thực hiện thu nhỏ tầng sinh môn, khách hàng sẽ được theo dõi tại cơ sở y tế trong một khoảng thời gian ngắn để đảm bảo không có biến chứng xảy ra. Sau đó, bác sĩ sẽ hướng dẫn chi tiết khách hàng về cách chăm sóc vùng kín tại nhà, và đưa ra lịch tái khám kiểm tra quá trình hồi phục của khách hàng. 

Kết luận

Trên đây là chia sẻ của Thẩm mỹ Trung Anh về: “Những điều cần biết về sa giãn tầng sinh môn”. Lưu ý, để tránh các biến chứng không mong muốn, mọi thủ thuật thẩm mỹ đều cần được thực hiện tại các bệnh viện hoặc cơ sở thẩm mỹ uy tín.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bạn cần hỗ trợ?

LIÊN HỆ

phone

Nhận Tư vấn

quote

Báo giá

Facebook