Các phương pháp điều trị lệch vách ngăn mũi

Phương pháp chẩn đoán tình trạng lệch vách ngăn mũi

Để chẩn đoán chính xác mức độ lệch vách ngăn mũi, bác sĩ sẽ khám lâm sàng, khai thác bệnh sử, triệu chứng.

Ngoài ra, trong trường hợp lệch nặng, nhiều biến chứng thì sẽ được chỉ định chẩn đoán hình ảnh sau:

  • Sử dụng dụng cụ nội soi tai – mũi – họng chuyên biệt để trực tiếp theo dõi toàn bộ vách ngăn mũi, từ đó chẩn đoán bệnh lý lệch vách ngăn mũi.
  • Chụp X-quang vùng mặt: Khi chụp X-quang vùng mặt, kết quả hình ảnh sẽ phản ánh tình trạng lệch vách ngăn phần xương.
  • Chụp CT mũi xoang: phương pháp chụp CT với hình ảnh rõ nét giúp bác sĩ quan sát chi tiết bên trong khoang mũi, kể cả phần hẹp nhất và sâu nhất của mũi, đồng thời khảo sát tình trạng biến chứng viêm các xoang do lệch vách ngăn gây ra.

Biến chứng do lệch vách ngăn mũi

Lệch vách ngăn mũi thông thường không ảnh hưởng đến sức khỏe, tuy nhiên, vẫn có số lượng lớn người bị lệch vách ngăn mà không được chữa trị dẫn đến biến chứng nghiêm trọng. Nguyên nhân do lỗ mũi biến dạng, đường thở 1 bên hoặc 2 bên bị thu hẹp, khiến hệ hô hấp ảnh hưởng, từ đó gây nhiều hệ lụy.

  • Dễ mắc bệnh đường hô hấp: Người bị lệch vách ngăn mũi khiến mũi bị vẹo sang một bên, đường thở một bên lỗ mũi bị thu hẹp hoặc bị bịt kín khiến người bệnh dễ bị mắc các bệnh về đường hô hấp.
  • Viêm họng: Tình trạng nghẹt mũi kéo dài, nghẹt nhiều sẽ khiến người bệnh phải thở bằng miệng, gây khô miệng
  • Viêm mũi xoang
  • Chảy máu mũi
  • Ngủ ngáy
  • Hội chứng ngưng thở khi ngủ

Phương pháp điều trị lệch vách ngăn mũi

Lệch vách ngăn mũi mức độ nhẹ không cần điều trị, tuy nhiên nếu có các triệu chứng như nghẹt mũi, chảy máu mũi, viêm xoang thì người bệnh cần đến bệnh viện để bác sĩ thăm khám và điều trị kịp thời. Hiện tại không có thuốc nào điều trị cho vách ngăn thẳng lại. Đa số trường hợp lệch vách ngăn ảnh hưởng chức năng mũi xoang, gây ngủ ngáy, thường xuyên chảy máu điểm mạch mũi thì cần can thiệp phẫu thuật.

Điều trị bằng thuốc

  • Điều trị bằng thuốc chủ yếu giải quyết giảm triệu chứng nghẹt mũi do phù nề niêm mạc, viêm mũi xoang, viêm mũi dị ứng.
  • Thuốc nhỏ mũi co mạch: Tác dụng thuốc làm giảm sưng mô mũi, giúp đường thở ở cả hai bên cánh mũi thông thoáng.
  • Thuốc xịt mũi chứa corticosteroid: Nhóm thuốc xịt mũi có thể làm giảm sưng tấy bên trong đường thở, hạn chế chảy dịch mũi.
  • Thuốc kháng histamin: Thuốc giúp ngăn ngừa các triệu chứng dị ứng, bao gồm nghẹt mũi và sổ mũi.

Can thiệp phẫu thuật

Phẫu thuật chỉnh hình vách ngăn là phương pháp thường được bác sĩ sử dụng khi điều trị nội khoa bằng thuốc thất bại.

Khách hàng được gây mê, sau đó bác sĩ phẫu thuật sẽ tiến hành tách các phần niêm mạc phủ 2 bên của vách ngăn mũi ra, sau đó lấy bỏ phần vách ngăn bị lệch và đặt lại niêm mạc vào vị trí ban đầu. Khi sụn xương thừa được loại bỏ, vách ngăn và đường mũi sẽ được nắn thẳng.

Khi phẫu thuật kết thúc bác sĩ đặt 1 miếng xốp mềm 1 bên hốc mũi để cố định vách ngăn, khách hàng sẽ được đưa vào phòng hồi sức cho tới khi tỉnh lại. Khi khách hàng tỉnh có thể thở bằng 1 bên mũi, đến sáng hôm sau sẽ rút miếng xốp mềm ra & thở bằng 2 mũi. Thông thường khách hàng được xuất viện sau 1 ngày và tái khám sau 1 tuần. Sau khi mổ vách ngăn, bệnh nhân có thể nghẹt mũi nhẹ, thường kéo dài từ 2 đến 3 ngày, tránh máy quạt máy lạnh quay trực tiếp vô mặt, nhỏ mũi xịt mũi nhẹ nhàng, hạn chế xì mũi mạnh.

Khách hàng nên tránh các hoạt động chạy nhảy trong 1 tuần sau phẫu thuật. Khách hàng có thể đi làm, đi học lại trong vòng 2 đến 3 ngày sau mổ nếu cảm thấy sẵn sàng.

Cách phòng tránh lệch vách ngăn mũi

Lệch vách ngăn mũi có thể phòng ngừa nếu tuân thủ các biện pháp sau:

  • Hạn chế chấn thương mũi: Nên đội mũ bảo hiểm hoặc mặt nạ bảo hiểm khi chơi các môn thể thao như bóng đá và bóng chuyền, bóng chày. Ngoài ra, cần đeo dây an toàn khi đi xe ô tô.
  • Hạn chế chấn thương giai đoạn sinh nở: Lệch vách ngăn mũi có thể xảy ra do chấn thương trong giai đoạn sinh nở. Khi sinh tự nhiên,có thể có sự va chạm của vùng mũi mặt của thai nhi với khung chậu của người mẹ gây chấn thương hẹp vách ngăn mũi. Ngoài ra trong quá trình xổ thai, có sử dụng cụ can thiệp không đúng kỹ thuật như forcep để lấy thai qua ngả âm đạo cũng có thể tổn thương mũi cho bé.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bạn cần hỗ trợ?

LIÊN HỆ

phone

Nhận Tư vấn

quote

Báo giá

Facebook