Giải đáp thắc mắc: Sụn sườn sử dụng trong phương pháp nâng mũi cấu trúc sụn sườn có bị teo lại không?

Có nhiều yếu tố quyết định việc nâng mũi sụn sườn có bị teo lại không. Kỹ thuật thực hiện, hồi sức, dinh dưỡng, chăm sóc hậu phẫu,…là những yếu tốt then chốt.

Sụn sườn được xem làvật liệu vàng trong nâng mũi cấu trúc. Nếu như trước đây với công nghệ nâng mũi cũ, sụn sườn chưa phải là lựa chọn ưu tiên vì quá trình lấy sụn khó khăn, yêu cầu tay nghề bác sĩ cao và chi phí khá đắt đỏ. Sụn sườn gần như là sự lựa chọn cuối cùng khi khách hàng không đủ sụn tự thân (sụn tai, sụn vách ngăn), dị ứng với sụn nhân tạo hoặc chỉ định cho những ca sửa mũi. Thì hiện nay, sụn sườn lại được ưa chuông vì tính an toàn của nó. Với đặc tính rắn, cứng, thích hợp trong việc dựng trụ mũi hoặc nâng sống mũi. Ngoài ra nếu sụn sườn gọt mỏng có thể sử dụng bọc đầu mũi. Có lẽ vì sự ưu việt này mà nhiều người càng truyền tai nhau về phương pháp nâng mũi sụn sườn.

Sụn sườn sử dụng trong phương pháp nâng mũi cấu trúc sụn sườn có bị teo lại?

Có 2 hình thức nâng mũi cấu trúc là kết hợp sụn tự thân và sụn nhân tạo, hoặc nâng mũi sụn tự thân 100%. Với hình thức thứ 2, bạn sẽ yên tâm hơn về tỷ lệ biến chứng, tuy nhiên không ít người thắc mắc nâng mũi sụn sườn có bị teo lại theo thời gian.

Câu trả lời cho bạn là sụn sườn sẽ không bị teo lại, co rút theo thời gian nếu được cấy ghép vào các vùng có sự nuôi dưỡng tốt (các vùng có mô dày).

Tùy vào vùng cấy ghép mà sự phát triển hay teo ngót của sụn sườn sẽ khác nhau. Nếu sụn sườn dùng để nâng sống mũi thì ít nhiều theo thời gian 5 – 10 năm sụn sẽ teo ngót 1 phần bởi hệ thống mạch máu và mô da vùng sống mũi rất mỏng, không đáp ứng đủ dưỡng chất để sụn phát triển. Tuy nhiên, tỷ lệ teo ngót chỉ chiếm khoảng 10 – 20%. Con số này không đáng kể nếu bác sĩ tay nghề cao có thể xử lý và tính toán được phần tiêu hao. Đồng thời bạn hoàn toàn yên tâm mũi bạn không bị biến dạng hay di lệch vì sự teo ngót nhỏ bé này.

Còn khi sụn sườn được dùng để dựng trụ mũi hay tạo hình đầu mũi (cùng sụn tai) thì chắc chắn sụn sườn sẽ được nuôi dưỡng tốt. Do các mô da vùng đầu mũi khá đầy đặn, hệ thống mạch máu phong phú có thể bao trùm và tạo điều kiện để sụn sườn phát triển mà không hề teo ngót.

Nâng mũi sụn sườn là giải pháp tốt nhất cho những ai có mũi nhiều khuyết điểm hoặc mũi sửa lại. Tuy nhiên, đây là kỹ thuật khó nên bạn cần chọn lựa địa chỉ nâng mũi cùng bác sĩ dày dặn kinh nghiệm để đảm bảo sụn sườn không bị teo ngót. Đồng thời, bạn nên kiểm tra sức khỏe tổng quát trước khi nâng mũi, và có một chế độ chăm sóc hậu phẫu tốt để nâng mũi sụn sườn luôn bền đẹp với thời gian.

Giảm nguy cơ mũi sụn sườn bị teo lại sau nâng

Hãy tuân thủ các quy trình phục hồi và hướng dẫn chăm sóc hậu phẫu do bác sĩ hướng dẫn.

Các hướng dẫn cụ thể có thể khác nhau tùy vào từng trường hợp, nhưng đây là một số lời khuyên chung:

  1. Hoạt động nhẹ nhàng: Tránh vận động nặng trong 1 tháng sau nâng mũi sụn sườn. Lực tác động trực hay gián tiếp cũng có thể gây sưng, đau và ảnh hưởng đến quá trình phục hồi. Hãy nghỉ ngơi thật nhiều, không nên tập thể dục hay chơi thể thao trong khoảng 2-3 tuần đầu hậu phẫu.
  2. Thuốc giảm đau và kháng viêm: Sử dụng theo kê đơn của bác sĩ.
  3. Chăm sóc vết phẫu thuật: Giữ vết mổ sạch sẽ và khô ráo. Bác sĩ sẽ hướng dẫn cách làm sạch và băng bó vết mổ.
  4. Chế độ dinh dưỡng: Ăn uống đầy đủ các chất dinh dưỡng. Tránh các loại thực phẩm có chất kích thích như cafein, rượu, thuốc; chúng có thể làm tăng sưng và làm chậm quá trình hồi phục.
  5. Theo dõi sự thay đổi của mũi: Để kịp đến gặp bác sĩ khi có bất kỳ dấu hiệu lạ nào. Đơn cử như sưng và đau kéo dài không giảm; hoặc xuất hiện tình trạng nhiễm trùng.

Ngoài ra, bạn cũng cần được kiểm tra và tái khám theo lịch hẹn với bác sĩ. Họ sẽ đánh giá quá trình phục hồi và chỉ định các biện pháp điều trị phù hợp nếu cần thiết.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bạn cần hỗ trợ?

LIÊN HỆ

phone

Nhận Tư vấn

quote

Báo giá

Facebook