Những điểm chính
Kỹ thuật Wedge đạt được tiêu chí về tính an toàn và hiệu quả trong PTTM tạo hình vùng kín.
Kỹ thuật Wedge để lại sẹo tối thiểu sau phẫu thuật, gần như không thể quan sát thấy bằng mắt thường sau khi liền hoàn toàn.
Loại bỏ phần môi âm hộ ‘dư’ bằng kỹ thuật wedge giúp bảo tồn các dây thần kinh quan trọng và nguồn cấp máu chính.
Bệnh nhân có thể thực hiện phẫu thuật mà chỉ cần tê tại chỗ, thời gian phẫu thuật sẽ được rút ngắn – chỉ dưới 1 giờ đồng hồ.
Sử dụng plasma lạnh giúp thúc đẩy liền vết mổ và giảm thời gian điều trị.
Áp dụng kỹ thuật này cho thấy số lượng gặp các biến chứng sau mổ như tách mép vết mổ, bục chỉ vết mổ và khối máu tụ…là thấp
Phẫu thuật tạo hình môi âm hộ là thủ thuật thẩm mỹ vùng kín được thực hiện nhiều nhất theo số liệu thống kê hàng năm. Nhiều kỹ thuật giảm môi âm hộ đã được công bố. Trong đó, hai kỹ thuật phổ biến nhất là kỹ thuật tạo hình viền và wedge.
Chỉ định và chống chỉ định
Chỉ định
Môi bé ‘dư thừa’ trên toàn bộ chiều dài
Kỹ thuật Wedge thích hợp nhất cho những bệnh nhân có môi bé ‘dư thừa’ toàn phần và đi kèm với tình trạng tăng sắc tố. Về cơ bản, vị trí “hình nêm” được cắt bỏ sẽ được đánh dấu tại vùng ‘nhô’ ra nhiều nhất của môi bé, Bs sẽ tiến hành cắt bỏ toàn bộ phần đánh dấu và khâu nối hai đường cắt lại với nhau theo từng lớp. Cách này vừa giúp loại bỏ phần nhô ra ngoài nhiều nhất, vừa giúp giảm môi âm hộ (tái tạo hình thể giải phẫu).
Dày môi bé
Dày môi bé do dư thừa niêm mạc hoặc hạ niêm mạc cũng là ‘ứng cử viên’ cho chỉ định kỹ thuật wedge. Cắt bỏ bờ tự do trong trường hợp này là rất khó, vì phải cắt bỏ phần bờ tự do đi khá nhiều để loại bỏ được phần hạ niêm mạc dư thừa gây dày môi bé. Việc này dẫn tới phần môi bé còn lại sau cắt khá ngắn/ít và sau liền sẹo thì không còn hình thể giải phẫu tự nhiên. Kỹ thuật Wedge cho phép lựa chọn phần tổ chức dưới niêm mạc phải cắt bỏ tùy theo từng trường hợp, tạo điều kiện cho việc cắt bỏ toàn bộ lớp hạ niêm mạc ở đúng khu vực có dày môi bé mức độ nhiều. Tuy nhiên ở những Khách hàng có teo môi âm hộ, phần hạ niêm mạc cần phải được bảo tồn sau khi cắt kiểu wedge. Khách hàng có phần hạ niêm mạc ít cũng có thể áp dụng kỹ thuật này.
Biến thể giải phẫu khác
Khách hàng có môi bé dài theo chiều trước sau, mỗi bên đều dài quá đường giữa (sang bên nửa bên còn lại) hoặc hình thể ngoài ‘xù xì’ ‘gồ ghề’ cũng là những ‘ứng cử viên’ thích hợp cho kỹ thuật wedge.
Kỹ thuật này sẽ giúp điều chỉnh lại độ dài và độ ‘mềm mại’ của môi bé để mang lại kết quả thẩm mỹ tối ưu. Lưu ý vị trí khâu nối chịu lực nhiều nhất, nên tránh cắt quá nhiều để vết mổ bị căng và tăng nguy cơ tách vết mổ.
Trong trường hợp môi âm hộ mỏng, teo đét với phần hạ niêm tối thiểu thì không nằm trong chỉ định kỹ thuật Wesge vì các đường khâu hạ niêm mạc sẽ có xu hướng bị xé rách, dẫn đến tình trạng tách mép vết mổ hoặc thủng lỗ.
Biến thể dạng phễu
Biến thể dạng phễu này bản chất là do môi bé ‘mở rộng’ từ một nền môi hẹp, dẫn tới hình thành dạng phễu. Những biến thể này có thể áp dụng phẫu thuật wedge bảo tồn hạ niêm mạc hoặc cắt bờ tự do điều được. Nếu áp dụng kỹ thuật wedge, nên chú ý phần môi phía sau. Nếu cắt hình nêm quá rộng, có thể làm ảnh hưởng tới kích thước lỗ âm đạo (hẹp do co kéo sau phẫu thuật) và sẽ gây đau khi quan hệ. Phần web cũng phải được giải phóng, tương tự như khi thực hiện 1 đường rạch nhỏ để mở rộng tầng sinh môn (cắt khâu tầng sinh môn khi sinh đẻ). Vết rạch này thường sẽ xuất hiện tình trạng đau sau phẫu thuật vì vị trí giải phẫu đặc biệt của nó ở đáy chậu. Do đó, Bs nên sử dụng một tấm gương để quan sát và xác định rõ phần môi âm hộ phía sau dư thừa trước phẫu thuật và giải thích cho bệnh nhân về đường sẹo có thể có đó sau phẫu thuật.
Biến thể nếp môi kép/đôi
Nhiều bệnh nhân có nhiều nếp môi âm hộ. Các nếp gấp này xuất phát từ vị trí giao nhau của hãm âm vật và môi bé và mở rộng lên phía trên tiến dần tới đường giữa. Khách hàng có nếp gấp đôi một bên có thể không để ý đến điều này và chỉ khi tới khám vì các lý do khác, họ mới được thông báo về tình trạng bất thường đó. Các nếp gấp đôi thường được cắt dọc theo bờ tự do để loại bỏ toàn bộ, việc làm này dẫn tới hình thành sẹo ở rãnh gian môi. Vết sẹo có xu hướng lành tốt và do đó được khuyến khích phẫu thuật luôn trong lúc tạo hình để ngăn ngừa sự bất đối xứng sau phẫu thuật.
Mũ âm vật rộng
Những khách hàng có môi bé dư thừa cũng có thể có mũ âm vật rộng hoặc ‘thừa’ kèm theo. Kỹ thuật tạo hình bờ tự do nếu được áp dụng ở những khách hàng này có thể dẫn đến tình trạng lỏng lẻo của mũ âm vật và xuất hiện một khối thừa trông như ‘dương vật’. Hunter thấy rằng tình trạng ‘dư thừa’ mũ âm vật là lý do chính dẫn tới chỉ định tạo hình môi âm hộ. Kỹ thuật wedge nâng cao được mô tả bởi Alter đã giúp giải quyết phần mũ âm vật rộng bằng cách mở rộng phần cắt hình nêm về phía mũ âm vật. Do nối hai đường rạch lại với nhau nên tổ chức môi bé ‘vô tình’ giúp kéo phần mũ âm vật xuống, tránh chúng ‘nhô’ ra ngoài quá nhiều, giúp cải thiện hình thể giải phẫu của vùng kín.
Chống chỉ định
Đối với những bệnh nhân có hút thuốc hoặc bệnh lý liên quan mạch máu, Bs phẫu thuật nên chỉ định kỹ thuật cắt bờ từ do thay vì wedge. Theo các bác sĩ, cắt bờ tự do môi âm hộ sẽ bảo tồn được mạch máu chính cấp máu cho môi bé.
Chiều dài trước sau của môi bé không đủ lớn là một chống chỉ định khác của kỹ thuật wedge. Vì việc chúng không đủ mức dư thừa dẫn tới việc khi cắt và khâu nối, mũi khâu sẽ phải chịu lực giằng rất lớn, điều này làm tăng khả năng dẫn tới biến chứng bục chỉ vết mổ. Ở những bệnh nhân có tăng sắc tố dọc theo chiều dài của môi bé, việc cắt theo kỹ thuật wedge sẽ gây nên tình trạng mismatch (không đồng đều/phù hợp) sắc tố ở đường nối. Tốt nhất ở những khách hàng này nên áp dụng kỹ thuật tạo hình bờ tự do để đạt hiệu quả thẩm mỹ cao hơn.