Mũi gồ được xem là khuyết điểm kém duyên ở dáng mũi mà nhiều người gặp phải. Người sở hữu dáng mũi này thường tạo cảm giác dữ dằn, nghiêm khắc và thiếu thiện cảm trong giao tiếp. Làm ảnh hưởng trực tiếp vào sinh hoạt đời sống cũng như tính thẩm mỹ của khuôn mặt. Ngày nay, với sự phát triển không ngừng của các công nghệ làm đẹp, việc khắc phục, chỉnh sửa dáng mũi gồ ghề, thô kệch đã không còn là điều quá khó khăn.
Tìm hiểu về dáng mũi gồ
Mỗi người khi sinh ra không phải ai cũng có thể sở hữu một dáng mũi hoàn hảo, phù hợp với khuôn mặt. Đặc biệt là người Á Đông, khi yếu tố gen ảnh hưởng rất lớn đến việc hình thành khung xương mũi. Ngoài các dáng mũi đặc trưng như: sóng mũi thấp, đầu mũi tẹt, rộng, trụ mũi ngắn, cánh mũi to bè,…thì sóng mũi gồ cũng là đặc điểm khá phổ biến.
Nếu như ở những dáng mũi khác phần lớn khiến cho tổng quan của khuôn mặt không được cân đối, thiếu điểm nhấn riêng. Thì ở người sở hữu dáng mũi nhấp nhô, không đồng đều lại tạo ấn tượng về vẻ ngoài trông dữ dằn, thiếu thiện cảm cho người đối diện. Không chỉ vậy, đối với những chiếc mũi gồ một cách quá cỡ sẽ khiến cho khuôn mặt kém thẩm mỹ, không hài hòa.
Như vậy, dáng mũi gồ là dáng mũi như thế nào? Cùng bác sĩ của Trung Anh Group tìm hiểu rõ hơn về vấn đề này qua những thông tin sau đây:
Mũi gồ là như thế nào?
Mũi gồ là tình trạng không quá xa lạ nên việc nhận dạng dáng mũi này rất dễ dàng. Ngày từ tên gọi của nó, chắc hẳn khách hàng đã có thể phần nào hình dung được đặc trưng chính của dáng mũi này. Mũi gồ là chiếc mũi có đường sóng không được thẳng đều mà sẽ đứt gãy ở một gần chân mũi hoặc giữa sóng mũi. Tại vị trí đứt gãy này phần xương sóng mũi sẽ nhô lên cao hơn, tạo một đường nhấp nhô, méo mó.
Tình trạng mũi gồ được chia làm hai mức độ để phân biệt như:
- Mũi gồ nhẹ: Đây là tình trạng mũi chỉ bị gồ nhẹ, điểm gồ chia đường sóng mũi thành hai phần tương đối.
- Mũi gồ hình yên ngựa: Dáng mũi bị gồ nhiều hơn, điểm gồ nằm ở 1/3 đường sóng mũi. Nơi tiếp giáp của vị trí này lõm xuống trông giống như yên ngựa.
Nguyên nhân
Xương sóng mũi bình thường sẽ hình thành đều và thẳng tắp, tạo một đường cong nhẹ từ đầu đến chóp mũi. Trong trường hợp mũi gồ, một phần xương bị thừa ra tạo điểm nhấp nhô trên đường sóng mũi. Nguyên nhân chủ yếu gây ra tình trạng này là:
- Do yếu tố bẩm sinh:
Bẩm sinh là nguyên nhân của hầu hết các trường hợp gồ mũi nặng và nhẹ. Như đã biết, mũi gồ là một đặc trưng không thể bỏ qua của người Á Đông, dù là trải qua hàng triệu năm vẫn không thể xóa bỏ được. Cấu trúc xương mũi do ảnh hưởng của gen di truyền nên đã được định hình ngay từ trong bào thai.
Trong một số trường hợp đặc biệt, tình trạng mũi này không thể hiện ngay từ đầu mà khi đến tuổi dậy thì sẽ dần dần bộc lộ rõ ràng. Đường sóng mũi thẳng sẽ chuyển dần sang hình thái phát triển gãy khúc, thiếu mô sụn, nhô cao lên ở một điểm. Theo báo cáo từ chuyên gia, yếu tố bẩm sinh chiếm tỉ lệ không hề nhỏ khiến sóng mũi đứt gãy, nhô lên.
- Do chấn thương vùng mũi:
Đường sóng mũi gãy, đứt, gồ ghề, không cân đối cũng có thể là do các chấn thương như tai nạn, va đập trực tiếp lên vùng xương mũi. Hầu hết tình trạng mũi bị tổn thương do nguyên nhân này đều có thể khắc phục và ngăn chặn biến chứng dễ dàng nếu có thể can thiệp, điều trị sớm.
Ngoài ra, mũi bị biến dạng, gãy sóng cũng có thể là do việc nâng mũi thất bại, sử dụng sụn nâng không phù hợp gây ra. Nếu xuất phát từ nguyên nhân này sẽ làm ảnh hưởng rất lớn đến dáng mũi vốn có, gây ra nhiều hệ lụy nguy hiểm về thẩm mỹ cũng như sức khỏe.