Co thắt bao xơ là tình trạng thường thấy ở chị em phụ nữ sau phẫu thuật nâng ngực, trung bình cứ 6 trường hợp nâng ngực sẽ có 1 người bị co thắt bao xơ ở một mức độ nào đó. Tình trạng này kéo dài có thể gây ra đau mãn tính, thay đổi hình dạng của vú.
Nguyên nhân và dấu hiệu của co thắt bao xơ sau nâng ngực
Thời gian hình thành bao xơ và tổ chức hóa mô sẹo bên trong, nhiều trường hợp bao xơ hình thành sớm ngay từ giai đoạn 3 – 6 tháng. Co thắt bao xơ là tình trạng phát triển mô sẹo xơ xung quanh túi độn ngực. Co thắt bao xơ mô tả tình trạng mô sẹo bắt đầu gây áp lực lên túi độn ngực.
Những nguyên nhân phổ biến dẫn đến tình trạng bao xơ sau nâng ngực có thể kể đến như: Nhiễm trùng, tổn thương trong quá trình phẫu thuật, tụ máu và tụ dịch khi phẫu thuật nâng ngực…
Tùy theo từng mức độ mà co thắt bao xơ sẽ có những dấu hiệu nhận biết khác nhau, các dấu hiệu này thường mang biểu hiện như: ngực cảm giác cứng hơn bình thường khi chạm vào; ngực tròn, cứng, núm vú biến dạng; hình dạng ngực bị thay đổi… Trong 3 tháng đầu, các triệu chứng co thắt bao xơ có thể đau kéo dài, sưng bầm nhiều, kích thước ngực không đồng đều, nặng hơn có thể bị nhiễm trùng tại chỗ, khiến bản thân mỏi mệt, ăn uống không ngon miệng.
Giải pháp cho người bị co thắt bao xơ sau nâng ngực
Co thắt bao xơ túi ngực thường không gây nguy hiểm cho sức khỏe, tuy nhiên trường hợp nếu túi ngực của người bệnh bị vỡ có thể gây nguy hiểm và dẫn đến nhiễm trùng. Thêm vào đó, việc co thắt bao xơ sau nâng ngực cũng có thể làm thay đổi hình dạng ngực.
Để tránh bị co thắt bao xơ sau nâng ngực, trong 6 tháng đầu nên tránh vận vận động mạnh vùng vai và ngực, tránh các động tác đè, bóp, va chạm, dùng lực lên vùng ngực và vai như khiêng vật nặng, tập thể thao…
Một trong những giải pháp khác để khắc phục tình trạng co thắt bao xơ sau nâng ngực là tiến hành phẫu thuật. Các phương pháp phẫu thuật bao xơ phổ biến như: cắt bao xơ, mở bao xơ, tái tạo vú bằng vạt tự thân… Tuy nhiên, không phải trường hợp co thắt bao xơ nào cũng nên cắt bỏ hoàn toàn, tuỳ thuộc theo bao xơ độ 1 đến độ 4, bao xơ dày mỏng, vị trí bao xơ, tình trạng khoang ngực hiện tại mà bác sĩ chọn phương án xử lý, bóc bao xơ toàn phần hay bán phần.
Lưu ý, sau nâng ngực bạn nên theo dõi kỹ diễn tiến quá trình lành thương, các bất thường của co thắt bao xơ, đồng thời trao đổi với bác sĩ phẫu thuật, không nên phẫu thuật bóc bao xơ trong giai đoạn này vì vết thương chưa lành bên trong. Người bệnh có thể cân nhắc phẫu thuật chỉnh sửa co thắt bao xơ nếu tình trạng này gây đau mạn tính, hạn chế cử động, thay đổi vị trí và hình dạng ngực.