Vùng kín là khu vực nhạy cảm đối với chị em phụ nữ. Khi cơ quan này có các dấu hiệu bất thường sẽ khiến chị em cảm thấy bất an lo lắng. Ngứa vùng kín là hiện tượng rất nhiều chị em gặp phải, khiến sinh hoạt hàng ngày của chị em bị ảnh hưởng.
Nội dung
U nang tuyến Bartholin
Các tuyến Bartholin nằm ở mỗi bên của âm đạo. Việc các tuyến này bị chặn có thể hình thành u nang. U nang có thể bị nhiễm trùng, tích tụ mủ và cần được điều trị bằng kháng sinh. Trong một vài trường hợp, u nang Bartholin có thể phát triển thành áp xe.
Áp xe
Áp xe là một bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn bên dưới da gây ra. Chúng có thể phát triển trên môi bé ngay bên ngoài âm đạo trong tuyến Bartholin. Áp xe cũng có thể hình thành do có lông mọc ngược, tẩy lông, cạo lông, xỏ lỗ. Tình trạng cũng có thể do nhiễm trùng ở các tuyến trên da hoặc nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục.
Áp xe gây đỏ, đau nhức, sưng tấy. Bác sĩ có thể kê thuốc kháng sinh hoặc thực hiện thủ thuật loại bỏ mủ cho bệnh nhân. Người bệnh cũng có thể giảm đau bằng cách ngâm nước ấm có pha muối (hàm lượng 1 muỗng cà phê muối cho mỗi lít nước) trong bồn tắm Sitz (bồn tắm cạn).
Bệnh vảy nến
Nhiều phụ nữ và trẻ em gái bị bệnh vảy nến trên môi bé. Vẩy nến là bệnh lý phát ban đỏ, ngứa, thường xuất hiện trên vùng da có lông và có thể lan đến hậu môn. Bệnh này có thể được điều trị bằng kem bôi hoặc thuốc mỡ, nhưng nó thường tái phát lại sau đó.
Mụn cóc sinh dục, mụn rộp sinh dục
Mụn cóc sinh dục là những vết sưng có thể xuất hiện trên môi bé và các vị trí khác của bộ phận sinh dục. Nguyên nhân chủ yếu là do virus u nhú ở người (HPV). Mụn cóc thường tự biến mất. Tuy nhiên, nếu mụn tiếp tục gây đau hoặc ngứa, hãy hỏi ý kiến bác sĩ về việc thực hiện các phương pháp điều trị, như đông lạnh hoặc trị liệu bằng tia laser. Những phương pháp điều trị này sẽ loại bỏ mụn cóc nhưng không triệt tiêu được virus HPV.
Mụn rộp sinh dục là bệnh nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục do virus herpes simplex (HSV) gây ra. Nó có thể gây ra các vết phồng rộp hoặc lở loét trên môi bé và sẽ tái phát nhiều lần sau đó. Nếu nghi ngờ bị mụn rộp sinh dục, bệnh nhân nên đến gặp bác sĩ để điều trị càng sớm càng tốt. Đồng thời, khi nghi ngờ mắc hoặc đã mắc mụn rộp sinh dục, người bệnh phải sử dụng các biện pháp an toàn (bao cao su, bao cao su cho lưỡi) khi quan hệ tình dục để tránh truyền virus cho người đồng hành của mình.
Sơ lược về tạo hình môi âm hộ
Tạo hình môi âm hộ là gì?
Trẻ hóa âm đạo hay trẻ hóa vùng kín là một thuật ngữ rộng bao gồm vô số lựa chọn cho lĩnh vực chăm sóc sức khỏe đang ngày càng phát triển hiện nay. Các liệu pháp “trẻ hóa âm đạo” thường bao gồm sử dụng các thiết bị năng lượng như lazer, tần số vô tuyến,… Hầu hết các thủ thuật trẻ hóa âm đạo sử dụng một số dạng năng lượng để đạt được các kết quả như: se khít âm đạo, giảm triệu chứng tiểu không kiểm soát, hạn chế khô âm đạo, làm hồng và săn chắc môi âm hộ,…
Sự khác biệt chính giữa phẫu thuật tạo hình môi âm hộ và các phương pháp theo mô hình “trẻ hóa âm đạo” là phẫu thuật tạo hình môi là một thủ thuật phẫu thuật. Thủ thuật tạo hình môi âm hộ nhằm mục đích làm giảm kích thước của môi bé để giảm việc mất cân xứng so với môi lớn trong trường hợp môi bé phì đại.
Lý do tạo hình môi âm hộ?
Có nhiều lý do khiến phụ nữ bị giãn rộng môi âm hộ, bao gồm sinh con, lão hóa, hoạt động tình dục nhiều và di truyền. Phụ nữ chọn phẫu thuật vì một số lý do. Nhiều phụ nữ bị phì đại môi âm hộ, đặc biệt là môi bé gặp khó khăn khi tập thể dục, vệ sinh gây nhiễm trùng đường tiết niệu, hoạt động tình dục và các hoạt động thể chất khác.
Hơn nữa, với xu hướng ngày càng tăng việc mặc quần bó sát để tập yoga, tập thể dục, quần áo bơi, vùng kín to ra có thể khiến phụ nữ khó mặc những bộ quần áo như vậy. Tuy nhiên, hầu hết các bệnh nhân nữ đều thừa nhận nguyên nhân chính là cảm giác vô cùng tự ti khi quan hệ tình cảm với bạn đời.
Quy trình tạo hình môi âm hộ như thế nào?
Quy trình cắt phần môi dư thừa:
Đây là kỹ thuật ban đầu khi thực hiện tạo hình môi. Trong quy trình này, phần dư thừa được cắt bỏ và khâu lại sao cho đối xứng hai bên và cân xứng với môi lớn.
Thủ tục tạo hình:
Lúc này bác sĩ sẽ tạo hình để môi bé nhìn tự nhiên sau phẫu thuật. Sau đó sẽ khâu vết mổ lại bằng chỉ tự tiêu.
Trên thực tế, có các loại phẫu thuật để thu nhỏ môi âm hộ và tất cả các kỹ thuật này đều có những ưu và nhược điểm nhất định. Nếu bạn đang cân nhắc phẫu thuật tạo hình môi, chìa khóa để đảm bảo kết quả phù hợp là đảm bảo rằng bạn đang đến gặp bác sĩ phẫu thuật thẩm mỹ được hội đồng chứng nhận chuyên về thủ thuật này.
Gây mê cho tạo hình môi?
Phẫu thuật tạo hình môi là một phẫu thuật không cần nhập viện. Quy trình có thể thực hiện trong vòng một giờ hoặc kết hợp với những ca phẫu thuật thẩm mỹ khác. Cuộc phẫu thuật có thể được thực hiện dưới quá trình gây tê cục bộ hoặc gây mê toàn thân. Điều này tùy thuộc vào kế hoạch điều trị được thảo luận với bác sĩ phẫu thuật thẩm mỹ.
Chăm sóc sau phẫu thuật như thế nào?
Bộ phận sinh dục của phụ nữ rất nhạy cảm và nói chung cần được chăm sóc đúng cách. Vì vậy, khi tiến hành một thủ thuật như tạo hình môi, có một số hướng dẫn sau phẫu thuật mà bạn cần lưu ý sau khi tiến hành thủ thuật.
- Bạn nên tránh tắm lâu và nên lau khô vết thương sau khi rửa sạch.
- Thuốc kháng sinh do bác sĩ phẫu thuật kê đơn nên được dùng để giảm đau và viêm có thể xuất hiện sau thủ thuật.
- Cần tránh đi xe đạp, chạy và các hoạt động thể chất khác cho đến khi bạn được bác sĩ phẫu thuật cho phép. Việc quay trở lại sớm các hoạt động có thể gây áp lực lên vết thương và sẽ trì hoãn quá trình lành vết thương một cách không cần thiết.
- Bạn không nên mặc quần áo hoặc áo lót chật vì chúng gây ma sát với vết thương.
- Không thể quan hệ tình dục trong ít nhất bốn tuần.
Môi bé là một trong những phần cấu tạo nên cơ quan sinh dục ngoài của nữ. Vì thế việc vệ sinh vùng kín đúng cách và chăm sóc môi bé làm cho phụ nữ tự tin hơn. Trường hợp, nếu vùng bé có dấu hiệu sưng, đau, nổi hạt, và các bất thường khác, hãy thăm khám bác sĩ phụ khoa để được tư vấn, tìm nguyên nhân và điều trị.